Chương 2

– Năm 944, Ngô Quyền mất, có loạn “12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nội loạn. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi (Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tình hình chính trị của nước ta hiện thời có những biến chuyển mới. Nhà Đinh và tiếp sau đó là nhà Tiền Lê xây dựng một nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban : Văn ban, võ ban và tăng ban, chia nước thành 10 đạo và quân đội được tổ chứ theo chính quy. Việc hình thành 10 đạo ở đây chứng tỏ nhà nước thời Đinh và Tiền Lê mặc dù đã độc lập và tự chủ nhưng thật sự vẫn còn trong thời kì sơ khai, chủ yếu đang ở thế yếu và phòng thủ nên chia 10 đạo theo kiểu quân đội có thể kịp thời ứng biến với các thế lực ngoại xâm.
– Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khắn, dựa vào đó, vua Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga và tướng lĩnh tôn tên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến.
– Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta, với sự chiến đấu anh dũng, nhân dân ta đã đánh bại quân xâm lược ngay trên vùng Đông Bắc, quan hệ Việt –Tống trở lại bình thường.
– Năm 1009, nhà Lý được thành lập, năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội) và năm 1054, Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước thành Đại Việt.
– Những năm 70 của TK XI, Đại Việt đang trên đà phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, vua Tống nghe lời tể tướng Vương An Thạch nếu đánh Đại Việt ta sẽ lấy uy cho các nước Liêu, Hạ phải kiêng nể nên vua Tống đã âm mưu chuẩn bị quân sang xâm lược nước ta.
– Năm 1075, dưới sự chỉ đạo của Thái úy Lý Thường Kiệt và chủ trương “chặn mũi nhọn của giặc” của ông, kết hợp lực lượng triều đình và lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít nguời ở phía Bắc đã tập kích thành công, đánh tan quân Tống đang tập trung ngay trên đất Tống tại thành Ung Châu.
– Năm 1077, 30 vạn quân Tống đánh sang nước ta, dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, dân ta lại đánh tan quân xâm lược trên bờ sông Như Nguyệt, kháng chiến hoàn tòan thắng lợi.
– Năm 1138, triều Lý có dấu hiệu suy vong, các quý tộc quan lại họ Trần nổi lên là một thế lực lớn có công giúp nhà Lý bình định thiên hạ.
– Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi nhưng do còn quá nhỏ nên tòan bộ quyền hành đều năm trong tay của Trần Thủ Độ.
– Năm 1226, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho “chồng” là Trần Cảnh, khi ấy cũng chỉ mới có 8 tuổi và quyền hành vẫn nằm trong tay của Trẩn Thủ Độ với địa vị là Thái sư. Trần Thủ Độ tìm mọi cách để “nhổ sạch rễ” họ nhà Lý, củng cố địa vị cho họ Trần và nhà Lý kết thúc ở đây. Tóm lại, Trần Thủ Độ là người được xem là có công lao to lớn nhất trong việc hình thành cũng như một phần phát triển của nhà Trần.
– Dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một thử thách hiểm nghèo : trong vòng 30 năm phải tiến hành 3 lần kháng chiếm chống quân xâm lược Mông – Nguyên hung bạo (1258, 1285, 1287-1288). Và duới sự lãnh đạo của các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ cùng hàng loạt vị tướng tài giỏi như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão,…. Và đặc biệt là nhà quân sư thiên tài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), quân dân ta đã đứng lên đoàn kết, cầm vũ khí chiến đấu chống “cường địch”.
– Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu, và tiến hành nhiều cuộc cải cách lớn.
– Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược nuớc Đại Ngu, quân quan nhà Hồ chống cự quyết liệt nhưng vì Đại Ngu lúc đó chưa ổn định nên cuối cùng quân Minh đập tan sức kháng cự của quân Hồ.
– Mùa xuân năm 1418, sau khi quy tụ được nhiều hào kiệt khắp nơi trong nước, trong đó có Nguyễn Trãi, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa).
– Đầu năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành lại phần lớn đất nước, dồn quân Minh vào cố thủ trong 4 thành Đông Quan (Thăng Long), Chí Linh, Cổ Lộng, Tây Đô.
– Ngày 10/12/1427, túng quẫn vì bị vây mà không có viện binh, quân Minh đang cổ thủ trong các thành đều ra hàng. Lê Lợi tha cho 10 vạn giặc Minh và còn cấp đủ lương thực cho chúng, sửa cầu đường cho chúng rút về nước.
– Năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi Hoàng Đế ở thành Đông Kinh (Thăng Long) khôi phục tên nước Đại Việt mở đầu triều đại nhà Lê. (Gọi là nhà hậu Lê để phân biệt với nhà tiền Lê).

Qua các thời gian đấu tranh chống quân xâm lược cũng như quá trình phát triển đất nước nói được nêu sơ lược trên đây thì phần này là về tình hình chính trị và kinh tế xã hội từ Thế kỉ X – XV
– Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền tổ chức ngày càng chặt chẽ như Vua đứng đầu, giúp vua có Tể tướng và một số quan đại thần, bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài. Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần, Hồ) cai quản, dưới là lộ, trấn do các phủ, huyện, châu trông coi, đơn vị hành chính cơ sở là xã, đứng đầu là xã quan. Nhưng đến năm 1428 đất nước hoàn tòan được giải phóng, Lê Lợi lên ngôi, nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.
– Những năm 60 của TK XV thì Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Ở trung ương thì chức tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ. Vua tiếp tục nắm quyền hành, dưới là 6 bộ, Ngự sử đài và Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti, dưới đạo là các phủ, huyện, châu như cũ. Người đứng đầu xã là Xã trưởng, do dân bầu.
– Về kinh tế thì trong thời kì này thì có sự chuyển biến hoàn tòan mới, với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, nhân dân ta đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên do sự chi phối của nhưng quan hệ sản xuất phong kiến và các giai cấp thống trị nên xã hội ngày càng phân hóa.
– Về công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong thời kì này cũng có nhưng sự biến chuyển vang dội, cùng với sự nghiệp chính trị, quân sự và phát triên kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là về tư tưởng, tôn giáo. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện phát triển nhưng Phật Giáo chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Trong các triều đại, thật sự Phật giáo ở triều Lý phát triển thịnh vượng nhất. Trong suốt chặng đường hai ngàn năm hiện hữu trên đất Việt, đạo Phật đã hoà chung cùng bước thăng trầm lịch sử dân tộc. Tinh thần phóng khoáng, siêu việt giáo lý Phật được các bậc Tổ đức Thiền Sư kết hợp với bản sắc văn hoá cổ truyền yêu cuộc sống quê hương đất nước của nhân dân Việt Nam. Dưới triều đại nhà Lý, cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077) đã kết thúc thắng lợi mặc dù Nho giáo đang có những tác động cố vươn lên chiếm địa vị tư tưởng quần chúng, nhưng uy tín của Phật giáo không vì thế mà kém sút, ngược lại đã phát triển tới đỉnh cao bởi lòng sùng kính của các vị Vua anh minh với sự đóng góp trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước của các Thiền Sư, Quốc Sư. Một số các vị vua sùng kính Phật giáo như Lý Thái Tổ (974-1028); Lý Thái Tôn (1000-1054) ; Lý Thánh Tông (1023-1072); Lý Nhân Tông (1066-1128). Trong đó vua Lý Nhân Tông được xem là người “siêu” sùng kính Phật giáo. Ông rất sùng kính Phật giáo, là tác giả bài truy tán Thiền Sư Vạn Hạnh; truy tán Thiền Sư Sùng Phạm, tán Giác Hải Thiền Sư, Thông Huyền đạo nhân. Trước lúc băng hà ông để lại “Lâm chung di chiếu” mang tính nhân từ, kiệm ước, khiêm cung của một hoàng đế Phật tử. Từ đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của thành phần Phật tử trong bộ máy chính quyền. Các Thiền Sư là những người có Nho học, giỏi Giáo lý, thông suốt Y, Toán, nên đã mở trường dạy học không những đào tạo Tăng tài mà cả dạy cư sĩ và đào tạo nhân tài cho đất nước, như Vạn Hạnh Thiền Sư đào tạo nên Lý Công Uẩn, Trí Thiền Sư đào tạo nên Thái úy Tô Hiến Thành, Ngô Nghĩa Hoà đã góp phần to lớn đào tạo nên các nhân tài của đất nước. Thời kì này được xem là thời kì “Hoàng kim Phật giáo” vì có các Vua hiền ủng hộ Phật giáo nhiều cao Tăng xuất hiện có học vấn uyên thâm về nội và ngoại điển. Nhiều Thiền Sư học rộng, hiểu nhiều, bài bác những tín ngưỡng và pháp thuật dị đoan, đóng góp lớn lao trong phạm vi học thuật, văn hoá và xã hội.
– Những thành tựu văn hóa đạt được vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa đặt nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc.

Bình luận về bài viết này