Bài 19

BÀI 19 : CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN


1. Cải cách tôn giáo

– Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn cản hoạt động của giáo hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

– Nét chính về phong trào: diễn ra khắp các nước Tây Âu.Đi đầu là Đức, Thụy Sỹ sau đó là Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ và của Can-vanh tại Thụy Sỹ.

– Nội dung:
+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thủy.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

– Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

2. Chiến tranh nông dân Đức

– Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.

– Diễn biến:
+ Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muyn-xơ.
+ Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

– Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc.
+ Thiếu sự đoàn kết các giai cấp trong xã hội.

– Ý nghĩa:
+ Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hội phong kiến.
+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.

Nguồn: http://diendankienthuc.net/diendan/lich-su-10/27052-lich-su-10-bai-19-cai-cach-ton-giao-va-chien-tranh-nong-dan.html#ixzz2IvqjNb9k

Bình luận về bài viết này